Vải tơ chuối, đặc điểm và ứng dụng

Cotton, đay, rayon, nylon, lụa – danh sách này không bao giờ kết thúc. Do nhu cầu ngày càng tăng, ngành dệt may đã phát triển nhanh chóng, cả về vải tự nhiên và vải tổng hợp. 

Nhiều chất tổng hợp đã được giới thiệu như một giải pháp thay thế cho chất tự nhiên để đáp ứng nhu cầu và giảm chi phí sản xuất. Nhưng chúng ta ít biết rằng những sợi tổng hợp này cũng là khởi đầu của một thảm họa môi trường.

Với nhận thức này, ngành dệt may hiện đang hướng tới nhiều loại vải làm từ thực vật như sợi gai dầu hoặc sợi pina (lá dứa) và sợi chuối – bền vững và thân thiện với môi trường. Hãy cùng ONCHOTTO – Đồng phục xuất khẩu (dongphucxuatkhau.vn) tìm hiểu về chất liệu mới này nhé!

Vải tơ chuối, sản phẩm đặc trưng cho nền văn hóa nông nghiệp của người Việt. Giá trị của sợi tơ chuối được tìm về và sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới với nhiều ứng dụng thời trang và cuộc sống.

Vải tơ chuối là gì?

Tơ có nguồn gốc từ chuối, hay còn gọi là sợi musa, được biết đến với khả năng dẻo dai, mềm mỏng bậc nhất. Ngoài khả năng phân hủy sinh học cực kì tốt, loại sợi tự nhiên làm từ thân cây chuối này còn bền chắc , giai.

Khi cát thân chuối trên bề mặt sẽ nhìn thấy từng lớp vỏ xoan ốc vào nhau, sờ và xốp mọng nước. Thân cây sau khi nghiên cứu thì được cho là có chứa một loại nhựa là hỗn hợp giữa cellulose, hemicelluloses và lignin tạo thành các vách ngăn liên kết với nhau. Tơ từ chuối  có độ khỏe và chắc chắn. Sợi chuối có thể được dùng làm thành chất liệu dùng cho nhiều mục đích khác nhau tùy theo độ dày mỏng của thân chuối khi trưởng thành, dựa trên từng phần của thân cây chuối làm ra sợi. Phần vỏ cây chuối, có thể cho ra các sợi có độ dày lớn hơn, trong khi đó phần ruột cây chuối có thể cho ra sợi có độ mịn, mỏng hơn.

Đặc điểm của tơ chuối

  • Thấm mồ hôi cao: Vải  thông thoáng và giữ cho bạn mát mẻ vào những ngày nóng.
  • Mềm mại và có độ bóng: tơ chuối mềm mại dù không mềm như bông hay rayon. Gần như tất cả các sợi có nguồn gốc từ thân cây hơi cứng và thô hơn vải bông và rayon. Độ bóng tự nhiên của chúng làm chúng nhìn rất giống lụa.
  • Thoải mái: Vải sợi chuối rất thoải mái và hầu như không gây dị ứng.
  • Phân huỷ sinh học
  • Chống thấm: Chống thấm mỡ, nước, lửa và chịu nhiệt tốt.
  • Độ bền:  Ngay cả khi vải chuối được làm từ phần vỏ cứng bên ngoài nó không bền như những loại vải khác như vải gai dầu, tre hoặc các sợi tự nhiên khác.
  • Cách điện: Nó không hoàn toàn cách điện.
  • Khả năng  kéo sợi và độ bền kéo: Nó tốt hơn các loại sợi hữu cơ khách về khả năng kéo sợi và độ bền kéo

Nhiều ưu điểm là vậy, nhưng việc sản xuất ra sợi chuối từ thân cây chuối không hề đơn giản. Quá trình rất vất vả, người ta phải vận chuyển những thân cây bị bỏ từ nhiều cánh đồng trồng trọt về bằng xe tải, tước vỏ cây thành từng lớp mỏng, sau đó bỏ vào máy để tách sợi. Sau đó, quá trình làm ra giấy bắt đầu. Còn vải phải qua một quy trình xử lý khác. Đầu tiên, những mảnh vỏ từ thân cây chuối được nấu sôi trong dung dịch kiềm để mềm và rã. Khi đã rã ra, người ra sẽ se sợi ướt để tránh sợi giòn gãy. Sau đó, là nhuộm màu cho sợi hoặc dệt thành vải.

Ứng dụng của vải tơ chuối trong nhiều lĩnh vực

Ngày xưa kia, có một sản phẩm rất quý giá, được giới vua chúa, quan lại Trung Hoa đánh giá rất cao đó là Vải tơ chuối, một sản phẩm rất đặc trưng cho nền văn hóa nông nghiệp của người Việt.

Ngày nay tơ chuối đã được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, và phổ biến khắp thế giới với nhiều sản phẩm, từ túi lọc trà đến lốp xe hơi, sari, tờ tiền của Nhật. Đặc biệt nhất phải nói đến ứng dụng tuyệt vời trong may mặc.

Từ những sợi thừng đó đan thành túi, giỏ, sọt, làn, khay, thảm với nhiều kiểu dáng độc đáo. Những đôi dép bện từ tơ chuối được khách quốc tế ưa chuộng vì độ êm mềm và thoáng mát. Cả những bộ tảo sái xinh xắn để bao sái ban thờ cũng được gia công kĩ lưỡng. Các bà các cô vừa làm vừa học thêm nhiều kĩ thuật đan lát mới để tạo ra những sản phẩm khéo léo, tinh xảo.

Cùng với bông và tơ tằm, sợi chuối là những nguồn sợi tự nhiên tuyệt vời và đang dần trở nên phổ biến hơn, thân thiện với môi trường trong ngành công nghiệp dệt may. Sợi chuối nhẹ hơn so với sợi từ tre, nứa và có tính chịu nước cao nên có tuổi thọ cao.
Dựa vào đặc tính này mà nhiều nhà sản xuất vải đã kết hợp giữa tơ chuối và sợi bông để tạo ra những loại vải siêu bền. Vải sợi chuối không mùi, dễ nhuộm, không co lại và bạc màu sau khi giặt. Chính độ cứng của vải, ngay cả khi không có hồ vải, đã khiến loại vải này được ưa chuộng. Bởi vậy, ở nhiều nước, ngành dệt may đã chọn sợi chuối là nguyên liệu phổ biến để sản xuất dây thừng, chão, chỉ may, vải bao bì, vải không dệt, vải dệt.

Vậy là ONCHOTTO – Đồng phục xuất khẩu (dongphucxuatkhau.vn) đã cập nhật thêm một kiến thức mới cho những bạn chưa biết về vải sợi chuối. Thường xuyên truy cập ONCHOTTO – Đồng phục xuất khẩu (dongphucxuatkhau.vn) để biết thêm nhiều kiến thức thú vị về vải vóc nhé

Onchotto là nhà cung cấp Đồng phục xuất khẩu chuyên nghiệp có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh, Việt Nam đang phát triển nhanh chuyên sản xuất một phần hoặc toàn bộ đồng phục xuất khẩu đi các thị trường EU, Mỹ và các nước, đồng thời cung cấp đa dạng các loại hình đồng phục trong nước Việt Nam. Bên cạnh đó chúng tôi còn chuyên dịch vụ drop shipping về ngành may mặc tại Việt Nam với hệ thống vệ tinh sản xuất may mặc hàng đầu Việt Nam.
Chỉ cần khách hàng gửi yêu cầu, chúng tôi sẽ tư vấn nhiệt tình và chi tiết nhất:
Lyd Nguyen - CEO
Hotline: 0908.0918.39
Zalo: 0938.045.900
Email: info@lpcasualclothing.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageChange Image